Tầm soát cổ tử cung và sàn lọc ung thư cổ tử cung

Khỏe đẹp từ bên trong, tươi trẻ từ bên ngoài

icon Đăng ký
Hotline
Hotline đặt khám: 0886 398 333
Tầm soát cổ tử cung và sàn lọc ung thư cổ tử cung
31/07/2024 11:28 AM 210 Lượt xem

    VÌ SAO CẦN PHẢI TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?

    Theo ước tính của Globocan, năm 2021, khoảng 610.000 ca ung thư cổ tử cung mới được phát hiện và 345.000 ca tử vong trên toàn thế giới, đứng thứ 4 trong các loại ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ ung thư cổ tử cung xếp vị trí thứ 2 (15,9/100.000) mức độ phổ biến, và đứng thứ 3 (8,5/100.000) số ca tử vong. 

    Tại Mỹ, khoảng 13.960 bệnh nhân mắc mới và 4.310 ca tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Đây là căn bệnh gây tử vong thứ ba trong số các bệnh ung thư phụ khoa ở Mỹ, sau ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.

    Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phụ khoa thường xuyên đã được chứng minh có khả năng phát hiện và điều trị ung thư từ sớm. Phát hiện ung thư từ giai đoạn khởi phát giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ điều trị thành công, ngăn ung thư tiến triển, di căn tới các khu vực lân cận.

    Ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác, do đó người bệnh thường chủ quan không thăm khám phụ khoa cũng như thực hiện các bước sàng lọc ung thư cổ tử cung kịp thời. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như nguồn lực, thời gian và sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung sau 25 tuổi luôn được khuyến nghị.

    Gánh nặng bệnh tật do ung thư cổ tử cung là mối đe dọa lớn cho người phụ nữ gia đình có điều kiện kinh tế xã hội thấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người phụ nữ nói riêng, gia đình có người bệnh nói chung. Do vậy, sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, có biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao, tiết kiệm chi phí. Do đó, bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

    1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

    Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Các tế bào này dần dần sẽ phát triển thành tế bào ung thư dưới tác động của các tác nhân gây bệnh qua nhiều năm. Thông thường, ở những giai đoạn hình thành tế bào bất thường này, cơ thể con người ít có những biểu hiện rõ rệt nên người bệnh rất khó để nhận biết được.

    Mọi người phải chủ động đi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để kiểm tra xem trong tử cung có xuất hiện tế bào bất thường hay không. Nếu có, quá trình điều trị sẽ diễn ra sớm, kịp thời và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn rất nhiều.

    2. Phương pháp tầm soát ung thư phổ biến hiện nay

    A. Khám phụ khoa

    Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không điển hình, dẫn đến việc bệnh chỉ được phát hiện khi đã tiến triển qua giai đoạn muộn. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần và lặp lại trong vòng 2, 3 hoặc 5 năm sau đó đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản luôn được khuyến nghị. Đối với phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục nên khám phụ khoa 6 tháng – 1 năm/lần, vì ngoài ung thư cổ tử cung phụ nữ còn phải đối mặt với các vấn đề khác như viêm, nhiễm…

     

    Việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,...  Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

    Các phương pháp thăm khám phụ khoa thông thường không thể khẳng định ung thư cổ tử cung, tuy nhiên giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, nghi ngờ khi phát hiện những tổn thương, bất thường, viêm nhiễm ngay từ sớm để chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp. 

    B. Kiểm tra trực quan bằng acid acetic (VIA)

    Kiểm tra trực quan bằng axit axetic được thực hiện bằng các công cụ hỗ trợ và mắt thường. Cụ thể, một lượng nhỏ giấm trắng được phết lên cổ tử cung. Nếu cổ tử cung có những chuyển đổi sang màu trắng khi tiếp xúc với giấm, báo hiệu những bất thường của khu vực cổ tử cung. 

    Phương pháp này thường mang tính sàng lọc và không cho kết quả tin cậy. Do đó, nếu nghi ngờ những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung chuyên sâu hơn.

    C. Soi cổ tử cung

    Soi cổ tử cung được thực hiện bằng cách quan sát khu vực cổ tử cung bằng thiết bị phóng đại chuyên dụng trong phụ khoa. Phương pháp soi cổ tử cung mang lại hình ảnh thật được phóng to 10-30 lần so với thực tế, giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát những tổn thương, bất thường khó quan sát bằng mắt thường. Đồng thời, các bác sĩ có thể sử dụng dung dịch acid acetic 3-5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) vào cổ tử cung để định vị chính xác khu vực tổn thương của cổ tử cung.

    Nếu phát hiện những bất thường trong quá trình soi cổ tử cung, các bác sĩ sẽ lấy một vài mảnh mô nhỏ để sinh thiết. Mẫu mô này sẽ được nhuộm, soi trên kính hiển vi nhằm phát hiện các tế bào ác tính, chẩn đoán bệnh chính xác hơn

    2. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

    2.1. Xét nghiệm Pap Smear

    Phương pháp này còn có tên gọi khác là xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập những tế bào ở cổ tử cung để tìm những tế bào bất thường về hình thái. Do đó, có thể phát hiện bệnh từ rất sớm, trước khi hình thành những khối u và lây lan sang những vùng lân cận. 

    Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu được lấy từ cổ tử cung của bạn để tìm tế bào ung thư hoặc các tế bào bất thường có thể trở thành ung thư. Nếu kết quả bình thường, các bác sĩ thường đề nghị bạn kiểm tra định kỳ mỗi 3 năm một lần. Độ tuổi thích hợp để thực hiện xét nghiệm Pap smear là từ 21 tuổi trở lên.

    2.2 Xét nghiệm Thinprep Pap

    Xét nghiệm Thinprep là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear. Với kỹ thuật này, sau khi thu thập, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

    Phương pháp Thinprep hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, châu Âu cũng như các nước trong khu vực. Thinprep được phê duyệt cho cả 4 chỉ định: PAP, HPV, Chlamydia và lậu cầu.

    Đây là phương pháp giúp giảm đáng kể tỷ lệ kết quả âm tính giả trong xét nghiệm PAP tăng tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến, góp phần chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm tổn thương tế bào ở cổ tử cung, tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

    2.3 Xét nghiệm HPV

    ét nghiệm HPV DNA là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây đến 99.7% căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

    Phương pháp HPV DNA không khẳng định 100% phụ nữ có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả thu được có thể phát hiện được virus gây bệnh đang tồn tại trong cơ thể, nhờ đó đánh giá được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

    Thông thường, xét nghiệm HPV DNA được thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Pap Smear hoặc Thinprep để thu thập các tế bào cổ tử cung, phát hiện và đánh giá những tế bào bất thường có nguy cơ gây ung thư từ sớm.

    3. Khi nào cần xét nghiệm ung thư cổ tử cung

    - Xuất huyết âm đạo bất thường: Không phải là ngày kinh nguyệt nhưng lại bị chảy máu âm đạo hoặc chu kỳ kinh nguyệt quá lâu, kéo dài hơn 7 ngày, chị em nên đi khám sớm. 

    - Đau tức bụng dưới là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung

    - Khí hư âm đạo có những biểu hiện bất thường như có màu vàng, lẫn máu, xuất hiện dịch nhầy hoặc kèm theo mùi hôi, rất khó chịu. 

    - Trường hợp kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh. 

    - Ra máu âm đạo khi quan hệ. 

    - Sụt cân không rõ nguyên nhân. 

    - Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu. 

    - Đau vùng bụng dưới. 

    - Tiểu nhiều lần hoặc đau khi đi tiểu.

    Đây có thể là những biểu hiện sớm của bệnh ung thư cổ tử cung nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa khác. Lời khuyên tốt nhất cho chị em là hãy đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.

    4. Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?
    - Tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất. Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

    - Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

    - Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.

    - Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

    5. Nếu phát hiện các tế bào bất thường sau khi xét nghiệm phải làm thế nào?

    Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi có nhiều trường hợp các tế bào bất thường xuất hiện nhưng không phải do ung thư. Một thời gian sau, các tế bào ấy sẽ trở lại bình thường, người bệnh sẽ tiến hành sàng lọc, điều trị bệnh, với tỷ lệ thành công khá cao.

     Để biết các tế bào bất thường ấy có trở lại bình thường hay phát triển thành tế bào ung thư thì cần xét nghiệm bổ sung thêm. Có thể là thực hiện soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,… đồng thời người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên cho tới khi kết quả hoàn tất.

    6. Sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung có hoạt động bình thường được không?

    Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.

     Nếu sau khi xét nghiệm tầm soát xong, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm các xét nghiệm bổ xung khác. Bởi Pap là phương pháp chẩn đoán tỷ lệ chính xác cao nhưng chưa phải là tuyệt đối. Đôi khi các tế bào bình thường nhưng kết quả lại là bất thường, và ngược lại.

    Phòng Khám Dr.Lê Na Clinic là cơ sở y tế uy tín về tầm soát ung thư cổ tử cung. Với đội ngũ y bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Phòng khám sẽ giúp kết quả tầm soát chính xác nhất. 

    Phòng khám Dr.Lê Na là một trong những địa chỉ khám tầm soát Ung thư đáng tin cậy. Đội ngũ bác sĩ tại Dr.Lê Na đều là các chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại khoa Ung Bứu của Bệnh viện 175 . Đặc biệt, phòng khám còn được đầu tư quy mô về hệ thống thiết bị y tế và các loại máy hiện đại,..

    Ngoài ra Phòng Khám Dr Lê Na  có các gói phù hợp cho khách hàng

    - Tầm soát tuyến giáp

    - Tầm soát sớm ung thư Vú

    - Tầm soát sớm Ung thư Gan

    - Tầm soát Ung thư Vòm Họng ( Bằng phương pháp nội soi)

    - Tầm soát ổ bụng phát hiện sớm tiền liệt tuyến

    Liên hệ đặt lịch sớm để được nhiều ưu đãi

    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miến phí: 0886 398 333

    Địa chỉ: số 33 đường 40, KĐC Tân Quy Đông, P.Tân Phong, Quận 7, HCM

    Zalo
    Hotline

    Đặt lịch
    ×